Thứ Năm, 22 tháng 6, 2023

Ván ghép cao su AA có tốt hay không ? Một số ứng dụng của loại gỗ này

Ván ghép gỗ cao su AA là gì, có tốt không, nên sử dụng ván ghép cao su AA để sản xuất loại nội thất nào cho phù hợp? Có nhiều loại ván ghép cao su trên thị trường và ván ghép cao su AA là một trong số đó. Mời bạn đọc cùng Nguyên Gỗ khám phá chi tiết về loại ván ghép cao su tiêu chuẩn AA này.

Thông tin về ván ghép cao su 

Ván ghép cao su là gì?

Ván ghép cao su được sản xuất và chọn lọc theo quy trình chuẩn xác với công nghệ hiện đại. Từ những thanh gỗ nhỏ được tẩm sấy qua nhiều bước và được chọn lọc kỹ càng theo quy chuẩn. Những tấm gỗ này tiếp tục được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí.

Để có được thành phẩm là ván ghép gỗ cao su, ngoài chất lượng gỗ được chọn lọc theo quy chuẩn, nhà sản xuất còn sử dụng công nghệ tiên tiến nhất để tăng độ bền và tính ổn định của ván ghép.



Phân loại ván ghép cao su

Có 4 cách để ghép gỗ cao su cơ bản đó chính là: Ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh và ghép giác. 

Nhằm cung cấp yêu cầu của khách hàng, ván ghép cao su được chia làm 5 loại:

  • Ván ghép gỗ cao su AA
  • Ván ghép gỗ cao su AB
  • Ván ghép cao su AC
  • Ván ghép gỗ cao su BC
  • Ván ghép gỗ cao su CC

Trong đó, ván ghép cao su AA là loại ván ghép gỗ có chất lượng tốt nhất.

Ưu điểm ván ghép cao su AA

Ván ghép cao su AA được xử lý để cho ra ván ghép có hai mặt đẹp tuyệt đối, màu sắc hài hòa, vân sáng. Độ đồng màu của các thanh gỗ ghép lên đến 80%, không cho phép mắt chết hay đường chỉ đen. Cho ra thành phẩm hoàn hảo nhất, chất lượng nhất để vào sản xuất nội thất và ngoại thất.

Các thông số kỹ thuật:

  • Chiều dày: 8mm đến 40mm.
  • Chiều rộng: 1220mm.
  • Chiều dài: 2440mm.

Ván ghép cao su AA mang một số ưu điểm của gỗ ghép cao su như: chống mối mọt, chống ẩm mốc tốt; không bị cong vênh hay tác động xấu từ thời tiết, chống trầy xước, chống thấm, độ bền cao; giá thành tối ưu nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng.

Mang nhiều điểm mạnh vượt trội, ván ghép cao su AA là sản phẩm được không ít doanh nghiệp lựa chọn để sản xuất đồ nội thất và ngoại thất cao cấp.

Ứng dụng của ván ghép cao su AA

Với tiêu chuẩn về bề mặt tuyệt đẹp đối và mang nhiều ưu điểm tuyệt vời nhất. Ván ghép gỗ cao su AA phù hợp để sản xuất các mặt hàng nội thất cao cấp, xuất khẩu ra nước ngoài. Nội thất từ gỗ ghép cao su tiêu chuẩn AA phù hợp với đối tượng khách hàng yêu cầu sản phẩm có tính thẩm mỹ cao. 1 số sản phẩm có nguồn gốc từ ván ghép cao su AA như: Bàn ăn, tủ quần áo, ghế, kệ bếp, kệ sách,… 

Công ty Nguyên Gỗ chuyên cung cấp các loại ván ghép gỗ cao su AA cũng như các tiêu chuẩn gỗ ghép cao su khác. Chúng tôi là đơn vị có khả năng cung cấp số lượng lớn với cái giá rẻ tận gốc và uy tín nhất trên thị trường. Quý khách cần tư vấn thông tin về ván ghép gỗ cao su AA, vui lòng liên hệ đến hotline để nhận được hỗ trợ từ nhân viên.

Theo >>> http://beeontrack.com/van-ghep-cao-su-aa-co-tot-hay-khong-ung-dung-cua-van-ghep-cao-su-aa-24665.html

Bạn có hiểu vận tải đa phương thức là thế nào?

Năm 1928, công ty Sea Train tại Mỹ sau khi mua được tàu kiểu container của Anh đã chở nguyên toa xe lửa lên tàu biển tại cảng đi để chở đến cảng đến. sau đó, công ty Sealand Service Inc hoàn thiện. Sau lần thử nghiệm đầu tiên vào thời điểm năm 1956 với việc chuyên chở các xe trailers trên boong tàu dầu, công ty đã quyết định để bộ phận bánh xe của các trailers trên bờ và chỉ vận chuyển các thùng (giống như container) từ cảng đến cảng. Từ đây khái niệm vận tải đa phương thức được hình thành cho thấy được hiệu quả của việc kết hợp các phương thức vận tải để tạo thành một hệ thống vận tải.

1. Khái niệm của Vận tải đa phương thức

Vận tải đa phương thức (Multimodal transport) là phương thức vận tải hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức, một chứng từ vận tải, một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt giai đoạn chuyên chở từ 1 điểm ở một nước đến một điểm chỉ định ở một nước khác để ship hàng.

2. Đặc điểm


  • Việc vận tải phải có ít nhất 2 phương thức vận chuyển.
  • Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operation – MTO) hành động như người chủ ủy thác chứ không phải như đại lý của người gửi hàng hay đại lý của người chuyên chở tham gia vào vận tải đa phương thức.
  • Người kinh doanh vận tải đa phương thức là người phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong một quy trình vận chuyển từ khi nhận hàng để chuyên chở cho tới khi giao xong hàng cho người nhận kể cả việc chậm giao hàng ở nơi đến. Như vậy MTO chịu trách nhiệm đối với hàng hóa theo một chế độ trách nhiệm nhất định. Chế độ trách nhiệm của MTO có thể là chế độ trách nhiệm thống nhất hoặc chế độ trách nhiệm từng chặng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của hai bên.
  • Trong vận tải đa phương thức quốc tế, nơi nhận hàng để chở và nơi giao hàng thường ở những nước khác nhau và hàng hóa thường được vận chuyển bằng những dụng cụ vận tải như container, trailer,…
3. Các hình thức vận tải đa phương thức trên thế giới


  • Mô hình vận tải đường biển – vận tải hàng không (Sea –Air): 
Kết hợp tính kinh tế với tính tốc độ, phù hợp hàng hóa giá trị cao như đồ điện tử và những hàng hóa có tính thời vụ cao như quần áo, đồ chơi, giầy dép. Hàng hóa sau khi được vận chuyển bằng đường biển tới cảng chuyển tải tới người nhận ở sâu trong đất liền một cách nhanh lẹ nếu vận tải bằng phương tiện vận tải khác thì sẽ không đảm bảo được tính thời vụ hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa, cho nên vì vậy vận tải hàng không là thích hợp nhất.
  • Mô hình vận tải bộ – vận tải hàng không (Road- Air):
Đây là sự kết hợp giữa tính linh hoạt cơ động với tốc độ. Người ta sử dụng ô tô để tập trung hàng về các cảng hàng không hoặc từ các cảng hàng không chở đến nơi giao hàng ở các địa điểm khác. Hoạt động của vận tải ô tô thực hiện ở đoạn đầu và đoạn cuối của giai đoạn vận tải theo cách thức này có tính linh hoạt cao, đáp ứng cho việc thu gom, tập trung hàng về đầu mối là sân bay phục vụ cho các tuyến bay đường dài.
  • Mô hình vận tải đường sắt – vận tải bộ (Rail- Road):
Đây là sự kết hợp giữa tính an toàn và tốc độ của vận tải đường sắt với tính cơ động của vận tải ô tô đang được sử dụng nhiều ở Châu Mỹ và Châu Âu. Theo cách thức này người ta đóng gói hàng trong các trailer được kéo đến nhà ga bằng các xe kéo gọi là tractor. Tại ga các trailer được kéo lên các to axe và chở đến ga đến. Khi đến đích người ta lại sử dụng các tractor để kéo các trailer xuống và chở đến địa điểm ship hàng cho người nhận.
  • Mô hình vận tải đường sắt / đường bộ / vận tải nội thủy – vận tải đường biển (Rail/ Road/ Inland waterway- Sea):
Đó là mô hình vận tải phổ biến nhất để chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu. Hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ hoặc đường nội thủy đến cảng biển của nước xuất khẩu sau đó được vận chuyển bằng đường biển tới cảng của nước nhập khẩu rồi từ đó vận chuyển đến người nhận ở sâu trong nội địa bằng đường bộ, đường sắt hoặc vận tải nội thủy. Mô hình này thích hợp với các loại hàng hóa chở bằng container trên các tuyến vận chuyển mà không yêu cầu gấp rút lắm về thời gian vận chuyển.
  • Mô hình cầu lục địa (Land Bridge):
Theo dạng này hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển vượt qua các đại dương đến các cảng ở một lục địa nào đó cần phải chuyển qua chặng đường trên đất liền để đi tiếp bằng đường biển đến châu lục khác. Trong cách thức vận tải này, chặng vận tải trên đất liền được ví như chiếc cầu nối liền hai vùng biển hay hai đại dương.
  • Một số mô hình khác:

Mini Bridge (Container được vận chuyển từ cảng một nước này qua cảng nước khác, sau đó vận chuyển bằng đường sắt đến một thành phố cảng thứ hai của nước đến theo một vận đơn đi suốt do người chuyên chở đường biển cấp, Micro Bridge (Giống như như Mini Brigde, khác ở chỗ nơi đến cuối cùng không phải là thành phố cảng mà là khu công nghiệp hay trung tâm thương mại trong nội địa).

Nguồn >>> http://beeontrack.com/ban-hieu-van-tai-da-phuong-thuc-la-the-nao-24662.html