Thứ Tư, 5 tháng 12, 2018

Tết Campuchia có giống Tết nước ta

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia có khá nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa, ẩm thực, lại cùng nằm trên bán đảo Đông Dương. Thế nhưng, cả hai đều có những nét riêng đặc trưng về ngày tết truyền thống. Hãy cùng Đất Việt Tour điểm qua vài điểm giống và khác biệt về ngày Tết cổ Truyền của Việt Nam và Campuchia nhé!

THỜI GIAN

Ngày Tết cổ truyền nước ta tính theo ngày âm lịch, bắt đầu từ thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Tết của người Việt Nam thường kéo dài nhiều ngày, nhưng chủ yếu là vào 3 ngày đầu năm.

Tết cổ truyền Campuchia còn gọi là Chol Chnam Thmay. Ngày Tết này diễn ra từ ngày 13 đến 15/4 hằng năm. 
Tuy khác nhau về thời gian nhưng đây đều là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người dân hai đất nước. du lich Tet Campuchia, bạn sẽ được hòa mình vào không khí sống động của từng người, từng nhà.

PHONG TỤC TRUYỂN THỐNG NGÀY TẾT

Tương tự như người Việt Nam, người Campuchia có khá nhiều phong tục trong ngày Tết, vô cùng đặc sắc và độc đáo. Tuy nhiên, do ảnh hưởng sâu sắc nền văn hóa Phật giáo, nên những hoạt động ngày Tết theo đó cũng mang hơi hướng tôn giáo này.

Vài ngày trước Tết, người Campuchia bắt đầu viếng chùa, cúng dường để bày bỏ lòng thành kính với Đức Phật và cầu mong bình an, may mắn trong năm mới. Trong ngày đầu năm này, người dân nước này thường mang thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng thức ăn lên tổ tiên của họ. Người dân Campuchia quan niệm rằng việc thường xuyên đi chùa sẽ đưa đến cho họ nhiều tài, lộc trong năm mới.

Trong dịp Tết cổ truyền Campuchia, trước những ngôi chùa sẽ được đắp năm núi cát hình chóp tượng trưng vũ trụ Meru. Những ai có nhu cầu ước nguyện tình duyên hay tài lộc có thể đến, đi quanh các trụ, khấn vái và cắm vào những trụ này những tờ giấy bạc Campuchia. Tương tự như người Campuchia, Tết cổ truyền Việt Nam, nhiều người dân thường đi viếng chùa, cầu duyên và tài lộc cho năm mới.

MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG

Bánh chưng, bánh tét, thịt kho tàu, củ kiệu, bánh, mứt,… là những món ăn đặc trưng ngày Tết ở Việt Nam. Còn đối với người Campuchia, cà ri và rượu thốt nốt là hai món không thể không có trong những ngày đầu năm mới.

Ngoài ra, người dân Campuchia còn chuộng các món ăn như: Mắm bồ hóc, Bai Sach Chrouk, Amok,…Du lịch Tết Campuchia bạn đừng quên trải nghiệm những món ăn trên để chuyến đi thêm phần trọn vẹn nhé!

Bạn đã sẵn sàng cho một chuyến du lịch Tết Campuchia để trực tiếp trải nghiệm các hoạt động thú vị tại quốc gia láng giềng này chưa? Nếu còn điều thắc mắc, bạn có thể liên hệ công ty du lịch Đất Việt Tour hoặc tổng đài 18006700 để được tư vấn và đặt tour nhanh chóng nhất.

Theo >>> Tết của Campuchia có giống Tết Việt Nam

Quán sữa đậu nành Đà Lạt bán hàng trăm ly mỗi đêm

Tọa lạc ngay góc đường Tăng Bạt Hổ (Đà Lạt), xe sữa đậu nành này là 1 trong những tiệm đông khách nhất thành phố sương mù, đặc biệt là vào cuối tuần. Nếu uống tại chỗ thì khách phải chờ khá lâu mới được phục vụ, còn muốn mua mang về thì bạn phải kiên nhẫn đứng xếp hàng.

Tiệm khởi đầu là xe sữa đậu trước hiên nhà với vài chiếc bàn nhựa cỏn con cho khách ngồi uống từ nhiều năm trước. Món đặc trưng của quán là các loại sữa đậu kết hợp với sữa đặc có đường (sữa bò) thay vì đường nên được gọi tắt bằng cái tên khá thú vị là nành bò, xanh bò, mè bò khiến những ai mới nghe lần đầu đều cảm thấy tò mò. Bạn có thể trộn các loại sữa đậu với nhau như đậu nành và đậu xanh, đậu xanh và mè... uống lạ miệng. Bên cạnh đó, bánh ăn kèm như bánh tiêu, bánh su kem... cũng khá được lòng khách hàng.

Bạn không thể nào đếm xuể số lượng khách ghé quán mỗi đêm, bởi quán luôn trong tình trạng đông nghịt, khách ngồi tràn cả ngã ba, thậm chí có nhóm ngồi dưới lề đường ôm ly sữa nóng vừa thổi vừa húp, coi đây là thú vui. Các bạn trẻ thường gọi đây là "tiệm sữa đậu nành ôm", bởi quán không có mái che kèm với gió lạnh ban đêm ở phố núi khiến cho người uống chỉ muốn ôm lấy nhau cho ấm áp. Chị Trâm, khách quen nhiều năm của tiệm, cho biết lần đầu tiên chị uống sữa ở đây là hơn 10 năm trước, khi quán vẫn chưa nổi tiếng, đến nay, hương vị sữa vẫn không thay đổi. Tuy vậy lý do chị chọn nơi này là điểm dừng chân mỗi khi đến Đà Lạt không nằm ở mùi vị của món nước, mà là vị trí thuận tiện của nó.


Tiệm chỉ mở cửa vào ban đêm, từ 17h30 đến 24h, đông khách nhất là tầm 20h - 23h, với giá dao động từ 6.000 - 10.000 đồng/ly tùy loại. Nằm ngay khu Hòa Bình, gần chợ đêm Đà Lạt nên sau khi dạo chơi đã đời ở phố đi bộ, du khách thường ghé quán uống sữa cho ấm bụng, nhâm nhi chiếc bánh nóng trước khi đi ngủ. Nhưng đối với những ai không kiên nhẫn, không muốn chờ lâu thì bạn có thể chọn bất kỳ quán sữa khác thay thế, bởi Đà Lạt có hàng trăm tiệm sữa nấu ra mùi vị giống nhau như đúc do hầu hết họ đều nấu từ hạt, không dùng hóa chất.

Nguồn: Tiệm đậu nành Đà Lạt bán hàng trăm ly mỗi đêm